Hướng dẫn nuôi trùn quế, chăm sóc và thu hoạch hiệu quả

Giun trùn quế có nơi gọi là giun quế – là một kỹ thuật chuyển đổi từ phụ phẩm nông nghiệp và phân chuồng thành chất hữu cơ. Rất tốt cho vật nuôi và cây trồng.

Đóng góp khá nhiều lợi ích cho nền nông nghiệp, nhưng mô hình nuôi trùn quế chưa được áp dụng nhiều cho các địa phương. 

Để giúp bà con hiểu hơn về mô hình kinh tế này, higlum.com xin được giới thiệu sơ lược cách thức từ làm chuồng, nhân giống đến chăm sóc giúp việc nuôi trùn quế có được hiệu quả năng suất cao.

Làm chuồng nuôi trùn quế

Chọn hướng và vị trí

Chọn vị trí và hướng chuồng đảm bảo ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Nền chuồng luôn sạch sẽ, thoáng và khô ráo. Ở nước ta, thường là chọn hướng Nam hoặc Đông Nam.

Nên đặt nền chuồng cao hơn mặt bằng chung, để giảm thiểu khả năng bị ngập úng vào mùa mưa. 

Xây dựng chuồng nuôi đúng kỹ thuật giúp đảm bảo cho việc nuôi giun quế hiệu quả
Xây dựng chuồng nuôi đúng kỹ thuật giúp đảm bảo cho việc nuôi giun quế hiệu quả

Một lưu ý nữa là nền đất ở khu vực chuồng nuôi có độ pH trung tính (tầm 6.5 đến 7.5). Nếu nằm ngoài khoảng này, khả năng giun quế không thích nghi được khá cao.

Do là động vật ưa tối, nên bà ưu tiên chọn nơi có tường cao chắn nắng hoặc bóng cây để giảm bớt lượng ánh sáng chiếu vào.

Chú ý làm lưới bảo vệ, hoặc xây tường ngăn khu vực nuôi. Đảm bảo những con vật như gà, vịt, … ếch, rắn, chuột, … không thể tiếp cận (tránh thất thoát).

Cũng như đất, thì nước cung cấp cho giun trùn quế cần đảm bảo sạch và có độ pH trung tính (khoảng 6.5 đến 7.5)

Vật liệu làm chuồng

Sử dụng thân cây chuối, tấm gỗ và gạch để làm thành luống nuôi. Bên cạnh đó, các trụ trong chuồng sử dụng gõ, cọc tre hoặc có điều kiện thì làm cột bê tông.

Sử dụng lưới B40 hoặc xây gạch xung quanh, đảm bảo các gia cầm và động vật khác không tiếp cận được khu vực nuôi.

Xem thêm  Kỹ thuật nuôi rắn mối đơn giản - làm giả ăn thật

Chuẩn bị dụng cụ nuôi

Để quá trình chăm sóc trùn quế được thuận lợi, giảm công sức. Bà con chuẩn bị một số dụng cụ sau:

  • Tấm che: làm từ đay hoặc cói.
  • Nông cụ để đào xới đất, dụng cụ thu hoạch.
  • Bình tưới nước hoa sen, gáo múc nước (cán dài)
  • Mũ và quần áo bảo hộ lao động.

Xem thêm:

Tạo chất nền

Nuôi trùn quế thì chất nền đặc biệt quan trọng, đặc biệt chất nền có nhiều dinh dưỡng thì càng tốt. Tham khảo 2 phương pháp làm chất nền dưới đây đang được nhiều địa phương áp dụng thành công (nguồn : higlumcom)

Phương pháp ủ nóng

Sử dụng phân gia súc như phân trâu, phân bò, phân lợn, … để ủ nóng. Kết hợp thêm lá cây khô, hoặc rơm rạ để cho vào. Lưu ý cần loại bỏ nước tiểu của các động vật khỏi phân trước khi đem ủ, do trùn quế rất kỵ với nước tiểu.

Tạo một lớp phân gia súc dày khoảng 12 đến 15cm sát mặt nền, rồi cho một lượng chất độn tương ứng chứa cùng vôi bột. Làm tương tự lặp đi lặp lại như vậy khi chiều cao phần mềm dày khoảng 1m thì cắm ống thông khí vào giữa để giúp việc thông khí dễ dàng hơn.

Tỷ lệ vàng giữa phân gia súc và chất độn là 7:3. Chú ý che mưa nắng, phủ lá hoặc các tấm tranh nên để bảo vệ.

Mỗi tuần bà con đảo và tưới nước chất nền một lần. Giúp cho chúng có độ ẩm và lượng khí thoáng phù hợp. Quá trình này cần được lặp đi lặp lại 3-4 lần là bà con đã tạo thành công chất nền.

Giun quế có nhiều tác dụng trong nông nghiệp
Giun quế có nhiều tác dụng trong nông nghiệp

Phương pháp ủ nguội

Với phương pháp ủ nguội, cách làm cũng tương tự như ủ nóng chỉ khác là không sử dụng vôi bột trong quá trình ủ.

Ủ nóng thì chỉ mất khoảng 3-4 tuần, nhưng ủ nguội thời gian kéo dài tới 3 tháng mới sử dụng tốt được.

Thực hiện thả trùn quế

Việc thả trùn quế tùy theo mục đích mà có thể thả trứng, trùn mẹ, trùn con hay tất cả vào cùng nhau. Với cách thả toàn bộ (có cả kén trứng) thì sẽ là tốt hơn, do chúng dễ dàng quen môi trường mới và khả năng sinh sản sẽ tốt hơn.

Xem thêm  Chim trĩ có đặc điểm gì? cách chăm sóc và chọn chim giống

Nên thả giun quế vào buổi sáng, thả theo đường thẳng dọc theo miệng luống với mật độ mỗi mét vuông khoảng 10kg. Chỉ mất khoảng 10 phút là trùn chui hết xuống chất nền. Sau thời gian trên, bạn có thể loại bỏ những con trùn yếu hoặc chết trên mặt luống.

Tưới nhẹ nhàng mặt luống sau khi thả. Vào những ngày nắng, bà con nên tưới thêm nhiều lần để hạt nhiệt độ môi trường nuôi.

Bình thường thì sau khoảng 2 ngày đầu thả trùn quế mới tiến hành cho ăn lần đầu.

Tiến hành che phủ

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất thu hoạch trùn quế đó chính là việc che phủ mặt luống. Dùng bất cứ vật liệu gì có thể để phủ lên, tạo bóng tối cho môi trường nuôi.

Tuy nhiên, mặc dù che phủ nhưng bạn vẫn cần phải tưới nước thường xuyên – để tạo độ ẩm tốt cho môi trường nuôi. Bóng tối càng nhiều, trùn quế càng sinh sản mạnh, nếu có nhiều ánh sáng thì khả năng sinh sản của trùn quế cũng giảm xuống.

Tạo độ ẩm

Để kiểm tra độ ẩm của môi trường nuôi có phù hợp hay không thì bà con chỉ cần lấy 1 nắm chất nền bóp nhẹ trong tay. Nếu như có một ít nước chảy ra trong kẽ tay thì đạt chuẩn.

Trường hợp nếu có quá nhiều nước chảy ra thì dư thừa, hoặc không có nước thì chất nền đang bị khô – cần bổ sung thêm nước.

Trung bình, mỗi ngày nên bổ sung nước 2 lần là đủ. Nếu như những ngày nắng nóng thì tăng thêm 1 lần, những ngày mưa ẩm hoặc lạnh giá thì chỉ nên tưới 1 lần.

Tiến hành chăm sóc

Để thu hoạch được năng xuất cao thì việc bỏ công chăm sóc là không thể thiếu. 

Rải thức ăn là các loại phân gia sức hoặc phân hữu cơ nên mặt chất nền (độ dày khoảng 5cm). Khi nào trùn quế ăn hết thức ăn thì bà con lại tiếp tục bổ sung. 

Xem thêm  Hướng dẫn nuôi chim cút đơn giản - cho hiệu quả tốt

Bà con nên cho thức ăn của trùn quế ngâm vào thùng hoặc bể nước ngâm trước 1 đến 2 ngày. Giúp cho thức ăn trở thành dạng sệt, trùn quế sẽ dễ dàng ăn hơn. Hãy tưới nước và sử dụng các tấm che đậy lại sau khi cho trùn quế ăn.

Dựa vào độ phân hủy của môi trường và nhu cầu ăn, thì tần suất cho trùn quế ăn cũng khác nhau vào các thời điểm trong năm. 

  • Mùa đông: Cho trùn quế ăn cách nhau 3-5 ngày mỗi lần (thức ăn dày 4-5cm)
  • Mùa hè: Cho trùn quế ăn cách nhau 2-3 ngày mỗi lần (thức ăn dày 2-3cm)

Phòng bệnh cho giun quế

Cũng như các động vật khác, trùn quế vẫn có khả năng mắc bệnh. Bà con nên theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe, và có biện pháp kịp thời. Dưới đây là một số lưu ý giúp bà con phòng và trị bệnh cho giun quế:

  • Thường xuyên theo dõi xem có sự xuất hiện của rết, gián, kiến, … hay không trong luống. Nếu có hãy tìm cách tiêu diệt luôn.
  • Che chắn kỹ càng, phòng ngừa chuột, gà, vịt, … ăn trùn quế.
  • Tránh tuyệt đối sự tiếp xúc của trùn quế với các sản phẩm hóa học như nước rửa bát, xà phòng, bột giặt, …
  • Theo dõi độ pH để kịp thời điều chỉnh, ngoài ra còn hạn chế ánh sáng và tiếng ồn xung quanh môi trường nuôi.

Nhân luống

Nếu như bà con muốn nhân lên luống mới hoặc thấy lượng trùn quế khá nhiều ở luống cũ. Hãy chuẩn bị một lượng chất nền có kích thước tương đương luống cũ, nhưng chiều dày bằng 1 nửa.

Tiếp đến sử dụng xẻng xúc một nửa trùn quế và chất nền từ luống cũ chuyển sang. 

Để đảm bảo cho luống cũ ổn định, thì chỉ tách luống mới khi luống cũ đạt từ 3-4 tháng. Sau khi chuyển sang, thì sau một ngày bạn mới cho trùn ăn và lượng thức ăn cũng bằng 1 nửa so với lượng thức ăn luống cũ.

Lời kết

Như vậy, higlum.com đã cùng bà con tìm hiểu cách thức nuôi trùn quế cho hiệu quả kinh tế cao. Trong thời buổi dịch bệnh bùng phát, nếu tận dụng được các phế phẩm nông nghiệp như phân các vật nuôi để triển vào mắt xích khác quả là hữu ích.

Trùn quế nuôi đơn giản, chỉ cần bà con bỏ chút công sức quan tâm theo dõi sẽ thu được thành quả khả quan. Chúc bà con thành công.

Rate this post