Nấm bào ngư có dễ trồng không? cách chăm sóc hiệu quả

Nấm bào ngư là một trong những loài nấm thơm ngon, nhiều dinh dưỡng, được sử dụng phổ biến trong bữa cơm hằng ngày của các gia đình từ bắc đến nam.

Hiện nay ở nhiều địa phương nấm bào ngư được đưa vào canh tác rộng rãi, mô hình trồng nấm bào ngư thương phẩm dễ thực hiện và đem lại giá trị kinh tế cao, cải thiện đời sống của nhiều hộ dân.

Trồng nấm bào ngư là một hướng đi hiệu quả (Nguồn: higlum)
Trồng nấm bào ngư là một hướng đi hiệu quả (Nguồn: higlum)

Nhiều nghiên cứu cho thấy nấm bào ngư rất giàu dinh dưỡng và dược tính, hiệu quả trong việc giải độc gan và bảo vệ các tế bào gan, kháng virus, ung thư và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Nếu bạn yêu thích hương vị của nấm bào ngư thì tại sao không tự trồng nấm bào ngư tại nhà nhỉ. Mô hình trồng nấm bào ngư tại nhà rất đơn giản mà lại đảm bảo sạch sẽ, an toàn. Trong bài viết hôm nay cùng tìm hiểu về cách trồng, chăm sóc và thu hoạch nấm bào ngư nhé!

Cần chuẩn bị những gì trước khi trồng nấm?

Xử lý và tạo môi trường trồng

Môi trường trồng nấm bào ngư phải đảm bảo thông thoáng, kín gió và kín nắng bởi loài nấm này chỉ phát triển được trong điều kiện không có ánh sáng và không có gió thổi vào. Độ ẩm từ từ 60 – 65% và độ ẩm không khí từ 80 – 85% sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để cây nấm phát triển tốt.  Nếu môi trường không sạch và không đủ ẩm nấm bào ngư sẽ không thể phát triển được.

Trước khi trồng nấm bạn cho hỗn hợp gồm có rơm rạ, mùn cưa, tro trấu ngâm trong nước vôi loãng trong 15 – 20 để diệt nấm mốc, vi khuẩn rồi vớt ra ngoài để ráo.

Nguyên liệu trồng nấm bạn ủ trong 3 đợt, đợt 1 ủ trong 3 – 4 ngày, đợt 2 ủ trong 2 – 3 ngày. Bạn lưu ý ở lần ủ thứ nhất khi ủ mỗi ngày phải tưới ẩm cho rơi và xới đảo để rơm dàn đều độ ẩm. Sau đó cắt rơm thành các đoạn dài chương 7 – 10cm rồi đem đi ủ tiếp lần 2.

Nguyên liệu sau khi đã ủ qua đợt thứ 2 bạn bắt đầu khử trùng rơm rạ, tro trấu và mùn cưa bằng hơi nước trong 3 – 4 tiếng ở điều kiện nhiệt độ 100 độ C. Nếu không khử trùng mầm bệnh có trong  nguyên liệu sẽ làm hại cây nấm.

Ủ nấm trong bịch
Ủ nấm trong bịch

Chuẩn bị không gian trồng nấm

Với phương pháp trồng nấm bào ngư trong nhà thì kỹ thuật tạo phôi không quan trọng bằng kỹ thuật chăm sóc. Do đó bạn cần đặc biệt chú ý đến cách chăm sóc nấm trong suốt thời gian mà nó phát triển. Giống như nhiều loại nấm khác nấm bào ngư không ưa sáng sáng, chúng ưa ẩm và tối. Do đó bạn nên lựa chọn những địa điểm kém sáng trong nhà để trồng nấm bào ngư. 

Xem thêm  Hoa Quỳnh - hướng dẫn trồng và chăm sóc sớm cho ra hoa

Một số địa điểm mà các bà nội trợ thường dùng để trồng  nấm bào ngư đó là ban công, phòng bếp, phòng làm việc hay gầm cầu thang…Bạn chú ý môi trường đảm  bảo sạch và đủ ẩm cho nấm phát triển khỏe mạnh là được.

Xem thêm:

Hướng dẫn trồng nấm bào ngư chuẩn – nấm nhanh lớn

Bạn có thể tìm mua phôi nấm ở các cửa hàng bán đồ nông sản có bán rất nhiều. bạn chú ý nên chọn nguồn cung cấp phôi uy tín để hạn chế những rủi ro xuất phát từ vấn đề phôi trong thời gian trồng.

Bạn cho nguyên liệu trồng nấm đều vào các túi bóng sạch. Sau đùng gập 2 đáy túi nilon lại sao cho thật vương góc rồi cho lớp rơm ra đầu tiên vào túi, nén thật chặt lớp rơm rạ này xuống đáy túi để lớp đầu tiên này dày chừng 5cm là được. 

Sau đó bạn tiến hành rải phôi nấm vào túi, xung quanh thành túi nilon và cố gắng ép sát phôi nấm ra ngoài thành túi mới được.

Tiếp theo bạn cho lớp rơm rạ thứ 2 lên và lặp lại thao tác rải phôi nấm ở phía ngoài thành túi như vậy. Tuy nhiên khi rải lớp rơm trên cùng bạn chú ý phải rắc phôi nấm đều trên mặt rơm và chùa ra một vùng tròn nhỏ để gài miếng bông gòn trên miệng túi rồi dùng dây buộc chặt nút bông với miệng túi lại là xong.

Với mỗi tầng rơm dày chừng 5 – 7 cm trong túi nilon bạn có thể xếp được 4 tầng nấm như vậy. Và trung bình trong mỗi túi nilon sẽ cấy khoảng 50g phôi nấm.

Kỹ thuật chăm sóc nấm bào ngư hiệu quả – nhanh cho thu hoạch

Phôi nấm sau khi đã đóng các túi cẩn thận và chuyển vào phong ướm để tiến hành ươm nấm. Bạn chú ý phong ươm phải đảm bảo thoáng mát, kín gió, và kín nắng. Nếu bạn để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nấm sẽ khiến cho quá trình sinh trưởng của nấm gặp vấn đề.

Bạn làm các kệ đỡ hoặc giàn giá rồi kê các túi phôi nấm trên đó trong 20 – 25 ngày. Chú ý phải tạo khoảng cần cần thiết cho các túi nấm. Mỗi túi nấm các nhau chừng 2 – 3 cm sẽ thuận lợi cho nấm sinh trưởng mà không gặp trở ngại.

Kỹ thuật chăm sóc nấm không hề khó
Kỹ thuật chăm sóc nấm không hề khó

Bạn tiến hành kiểm tra túi nấm sau 25 ngày ươm. Nếu thấy ở đấy túi có màu trắng lan tỏa thì đó là biểu hiện của việc nấm giống đang bắt đầu sinh trưởng rất tốt.

Xem thêm  Cách trồng cây đậu xanh đơn giản - nhanh thu - năng suất cao

Vào thời điểm này bạn tiến hành lấy nút bông gòn ở miếng túi ra. Sau đó dùng tán nén hết không khí trong túi ra ngoài và buộc chặt miệng túi bằng dây thun. Dùng một đoạn dây nilon buộc túi và treo lên trên cao.

Bên cạnh đó bạn cũng cần dùng dao nhọn rạch 6 – 8 vết rạch trên túi để nấm con mọc ra từ các vết rạch. Chiều dài của mỗi vết rạch khoảng 3 – 4 cm và vị trí sole nhau xung quanh túi nấm. Sau 4 – 6 ngày rạch nấm sẽ bắt đầu mọc. bạn chú ý không rạch sát đáy hoặc miệng nấm sẽ ảnh hưởng đến nguyên liệu bên trong. Mỗi ngày bạn tưới đủ nước cho nấm bằng cách tưới phun sương từ 4 – 6 lần để nấm đủ môi trường ẩm phát triển.

Hướng dẫn tưới nước cho nấm bào ngư

Nấm chỉ phát triển được trong môi trường đủ ẩm. Do đó khâu tưới nước vô cùng quan trọng. Việc tưới nước không đơn giản chỉ là xịt ẩm lên trên túi nấm là xong. Nếu bạn không thực hiện đúng cách túi nấm sẽ bị hỏng khiến chất lượng nấm suy giảm

Phương pháp tưới nền

Tưới nền là phương pháp quan trọng trong quy trình trồng nấm. Mục đích của việc tưới nền là hạn nền nhiệt và tăng độ ẩm trong phòng ươm nấm. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần tưới nước xuống nền đất trong phong ươm là được. Ngoài ra ạn có thể sử dụng hệ thống tưới phun sương sẽ giúp tưới túi nấm và làm ướt luôn và nền đất rất thuận tiện.

Tuy  nhiên bạn cũng chú ý chỉ tưới nền ở mức vừa đủ thôi, nếu tưới quá nhiều sẽ khiến cho nền đất ngập úng lâu khiến môi trường trồng nấm không còn lý tưởng và nấm dễ bị nhiễm bệnh. (Nguồn: higlum)

Phương pháp tưới sốc nhiệt

Phương pháp tưới sốc nhiệt cho túi phôi nấm sẽ giúp thúc đẩy quá trình tạo đinh ghim và hình thành quả thể, tạo điều kiện lý tưởng cho túi phôi ra nấm nhanh.

Bạn lưu ý điều kiện để tưới sốc nhiệt hiệu quả là phải chênh lệch khoảng 10oC trước và sau khi tưới, nghĩa là trước khi tưới nhiệt độ phòng 29 độ C khi sau khi tưới nhiệt độ phòng 28 độ C là đủ. Nếu bạn để cho nhiệt độ sau khi tưới chênh lệch quá nhiều so với trước khi tưới thì phương pahos sẽ mất đi tác dụng.

Phương pháp tưới ấm

Phương pháp tưới ẩm giúp nấm phát triển tốt, nấm cho màu sắc đẹp và tươi tắn hơn. Bạn có thể tưới bằng vòi nước trực tiếp những chú ý là tưới với chế độ nước nhỏ và chỉ lướt qua lướt lại vài lần. Tốt nhất là bạn dùng vòi tưới phun sương, khi nấm ướt là được.

Lượng nước tưới cùng nên điều chỉnh theo tình trạng thời tiết của ngày hôm đó. Những ngày mưa nhiều độ ẩm cao bạn nên tưới phun sương nhẹ. Vào những ngày nắng nóng gay gắt bạn tăng số lần tưới lên  3 – 5 lần. Còn vào ngày bình thường tưới ẩm  2 – 3 lần cho nấm là đủ. Lượng nước tưới có thể tăng giảm điều chỉnh theo thời tiết miễn là đủ ẩm cho nấm phát triển khỏe mạnh.

Xem thêm  Cây kim ngân lượng có ý nghĩa gì? đặc điểm, cách chăm sóc

Lưu ý về việc tưới nước cho bịch nấm

– Nước tưới và độ ẩm rất quan trọng với nấm nhưng bạn chú ý chỉ tưới vừa đủ cho nấm thôi.

– Khi tưới nước bạn chú ý không để cho nước chảy ngược vào trong cổ và đọng lại ở túi hoặc gây ướt sũng mùn mưa sẽ khiến nấm bị thối.

– Với phương pháp tưới sốc nhiệt bạn chỉ tưới sốc nhiệt khu vực cần cho ra nấm

– Bạn nên làm phòng ươm ở gần nguồn nước sạch và tiến hành hiệu quả các công đoạn trên để tránh lãng phí điện, nước và máy móc.

Hướng dẫn phòng bệnh cho nấm bào ngư

Nấm bào ngư rất dễ nhiễm bệnh nếu không chăm sóc tốt. Một số loại bệnh và cách trị bệnh thường gặp ở nấm bào ngư đó là: 

Ruồi nhỏ: Ruồi nhỏ hay còn gọi là bồ hóng là loại côn trùng rất hay gây hại cho nấm bào ngư. Để trị bạn đập vỡ long não, bọc vào trong một chiếc túi vải màn rồi theo trên hướng đi hái nấm, khoảng cách mỗi túi khoảng 1m, côn trùng ngửi thấy mùi long não sẽ nhanh chóng tránh xa. Ngoài ta bạn có thể pha loãng dầu tràm 10% rồi xịt xung quanh vách nhà hoặc xông khói cũng giúp diệt diệt ruồi giấm ất hiệu quả.

Mốc xanh và Mốc đen: Các loại nấm này sinh ra chủ yếu do tơ bám bị dập trong quá trình di chuyển hoặc do khí hậu thời tiết không thuận lợi làm nấm yếu dễ phát sinh bệnh. Ngoài ra nguồn nước tưới bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân chủ yếu gây ra mốc xanh và mốc đen. Do đó bạn cần xử lý nguồn nước tưới thật tốt mới tránh được nguồn nhiễm bệnh cho nấm.

Để trị mốc xanh và mốc đen bạn dùng 7 – 9 viên vôi ăn trầu vo viên nhỏ bằng đầu đũa rồi đem đi phơi nắng cho khô. Sau đó pha loãng với 1000l nước rồi tưới khử trùng cho nấm.

Để khử trung nước bạn dùng  chlorine (1,6 mg/Lít nước). Tuy nhiên bạn cần lưu ý với phương pháp này bạn phải mở nắp bồn nước và để qua đêm rồi mới được tưới cho nấm

Dùng 7-9 viên vôi ăn trầu vo viên nhỏ bằng đầu đũa, phơi khô. Bỏ vào 1000 lít nước tưới Nấm để khử trùng. 

Thu hái nấm

Tai nấm có đường kính 3 – 5cm là cho thể cho thu hoạch được. Khi thu hoạch nấm bào ngư bạn chú ý hát cả cụm nấm và vặn sát gốc, túi nấm sẽ bị nhiễm bệnh nếu còn phần gốc.

Sau khi thu hoạch nấm phải vài tiếng sau đó bạn mới được tưới nấm. Ngưng tưới nước vài ngày sau khi thu hoạch đợt 1. 

Lời kết

Nấm bào ngư chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trồng nấm tại nhà rất đơn giản mà điều quan trọng là bạn có nguồn thực phẩm sạch cho gia đình.

Xem thêm:

Rate this post