Kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm – đơn giản hiệu quả

Nhu cầu về mặt hàng cá lóc gần đây tăng mạnh. Không chỉ thơm ngon, hấp dẫn người ăn mà thịt cá lóc còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể. 

Các mô hình nuôi cá lóc cũng phát triển, đem lại nguồn thu nhập cao cho người nuôi. Tuy nhiên, cũng có nhiều hộ gia đình gặp thất bại trong việc kiểm soát số lượng đàn, cũng như cá mắc bệnh mà thiệt hại kinh tế không nhỏ.

Nuôi cá lóc thương phẩm
Nuôi cá lóc thương phẩm

Trong bài viết này, higlum.com xin được chia sẻ tới bà con kỹ thuật nuôi cá lóc đơn giản – mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó là những lưu ý trong quá trình chăm sóc, chuẩn bị thức ăn và phòng ngừa bệnh cho cá.

Chuẩn bị ao nuôi cá lóc tùy theo hình thức nuôi

Có nhiều mô hình nuôi cá lóc khác nhau, mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo thực trạng địa phương, cũng như quy mô đầu tư của gia đình mà bà con chọn ao nuôi cá cho phù hợp.

Nuôi cá lóc trong ao đất

Bà con có thể tận dụng ao nuôi hiện tại, hoặc chưa có thì đào mới ao nuôi. Diện tích ao phù hợp để nuôi cá lóc là từ 100 đến 1000 m2. Bờ ao nên kè cao hơn 20-30cm so với mặt nước để tránh thất thoát cá trong mùa mưa.

Trước khi nuôi cần vệ sinh ao sạch sẽ. Đầu tiên là tát cạn, bắt hết những cá nhỏ và nạo vét bùn (nếu như lượng bùn ao quá nhiều). Tiếp đến là sử dụng 10 đến 15kg vôi bột rải cho mỗi 100m2 mặt ao. Mục đích là để diệt mầm  bệnh, và khử chua cho môi trường đất.

Xem thêm  Cá hổ - đặc điểm, phân loại và cách chăm sóc

Sau khi rắc vôi, để ao phơi nắng khoảng 2-4 ngày rồi đưa nước vào ao nuôi. Độ sau khuyến nghị là từ 1.5m đến 2m nước. Không giống như các loại cá nước ngọt khác, nguồn thức ăn của cá lóc chủ yếu là động vật nên không cần gây màu nước ao.

Nuôi cá lóc trong bể xi măng
Nuôi cá lóc trong bể xi măng

Nuôi cá lóc trong bể xi măng

Bà con có thể sử dụng bể xi măng hiện có, hoặc xây bể mới để đầu tư thêm. Lưu ý là với bể mới, nên cọ rửa và khử sạch mùi xi măng tiếp đến tháo nước và ngâm bể một thời gian cho cuốn trôi hết vụn xi măng độc hại ra khỏi.

Có thể sử dụng thuốc tím rắc lên thành bể, mục đích là diệt mầm bệnh và vi khuẩn. Cọ và rửa lại với nước sạch trước khi cấp nước vào bể.

Lưu ý bể nuôi cần có hệ thống cấp và thoát nước riêng, để chủ động trong công tác thay nước. Mực nước duy trì trong bể xi măng nuôi cá lóc là khoảng 0.8 đến 1m.

Nuôi cá lóc trong bể lót bạt
Nuôi cá lóc trong bể lót bạt

Nuôi cá lóc trong bể lót bạt

Tương tự như cách nuôi cá lóc trong ao đất, lựa chọn vị trí bể lót bạt gần các ao lớn, sông hồ, … để dễ dàng cho việc thay nước bể nuôi.

Sử dụng những khu đất trống để làm bể. Xung quanh là các trụ bê tông, hoặc tre – có thể đắp đất xung quanh bể nuôi. Cần rào lưới xung quanh để tránh việc cá nhảy ra khỏi bể nuôi. Mực nước phù hợp trong bể lót bạt nuôi cá lóc là 0.8 đến 1m.

Ngoài ra, bể nuôi cần có mái che nắng – che mưa, đồng thời tạo bóng râm cho cá trú ẩn. Nền bể nghiêng về phía cống thoát nước, và miệng cống cần có miếng chắn để ngăn cá thoát ra ngoài.

Đầu tư máy bơm nước, để chủ động việc thay nước trong bể nuôi.

Nước trong bể lót bạt rất dễ bị ô nhiễm, nên cần thay đổi thường xuyên. Thay định kỳ, mỗi lần thay ⅓ lượng nước trong bể nuôi.

Xem thêm  Cách nuôi cá trắm cỏ hiệu quả - từ những thứ đơn giản

So với nuôi cá trong ao đất, thì nuôi cá trong bể lót bạt có tỷ lệ hao hụt lớn hơn 40%. Nên bà con cần chăm sóc cẩn thận kỹ lưỡng hơn, tránh việc đầu tư nhiều nhưng không hiệu quả. 

Chọn lựa những con giống khỏe mạnh
Chọn lựa những con giống khỏe mạnh

Xem thêm:

Các bước chuẩn bị trước khi nuôi cá lóc

Chọn cá lóc giống

Lựa chọn cá giống tốt quyết định nhiều đến hiệu quả nuôi. Bà con nên chọn đàn cá có kích thước đồng đều, nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Cơ thể không bị xây xát, mất nhớt. Thông thường, cá giống lựa chọn những con từ 300 đến 800g mỗi con.

Mật độ cá nuôi trong ao đất là từ 8 đến 10 con mỗi mét vuông. Với bể lót bạt hoặc bể xi măng, nuôi với kích thước từ 10 đến 20 con cho mỗi mét vuông.

Nên bắt đầu nuôi vào tháng mấy?

Nếu như thời tiết tại địa phương thuận lợi, cũng như chủ động được nguồn thức ăn thì bà con có thể bắt đầu nuôi cá bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, có 3 thời điểm thường được chọn để nuôi cá lóc:

Vụ thứ nhất: Cho cá xuống ao nuôi vào khoảng tháng 4 âm, và thu hoặc vào cuối tháng 8 đến tháng 9 âm lịch. Đây là khoảng thời gian lý tưởng nhất để nuôi, do có thời tiết thuận lợi – cũng như nguồn thức ăn dồi dào cho cá phát triển nhanh.

Vụ thứ hai: Bắt đầu vào khoảng đầu tháng 9 âm, thu hoạch cá vào dịp tết hoặc tháng giêng năm sau. Đây là giai đoạn nuôi cá dựa vào phụ phẩm thủy sản là chủ yếu. 

Vụ thứ 3: Đây là vụ không được đánh giá cao. Thời điểm từ tháng giêng đến tháng 4-5 hàng năm. Thời điểm này thức ăn khó kiếm, thời tiết không thuận lợi. Bà con nên cân nhắc khi lựa chọn thời điểm này để bắt đầu.

Lưu ý khi thả cá lóc vào môi trường nuôi

Thời điểm thích hợp để thả cá xuống ao là sáng sớm hoặc chiều tối mát, tránh những lúc thời tiết nắng nóng hoặc mưa to.

Xem thêm  Cá trích là cá gì? cách nhận biết, đặc tính và tác dụng

Sử dụng dung dịch nước muối loãng khoảng 2-3% vào túi nilon nhằm diệt ký sinh trùng (thời gian khoảng 5-10 phút). 

Tiếp đến, cho bao cá nhẹ nhàng xuống nước ao nuôi ngâm trong khoảng 15 phút để cá làm quen với nhiệt độ môi trường ao nuôi. Sau đó, nhẹ nhàng tháo để cá chui ra ngoài.

Cá lóc ăn gì? Chuẩn bị thức ăn cho cá lóc như thế nào?

Đặc tính cá lóc ăn những động vật, chứ không giống các loài cá nước ngọt khác (có thể ăn tảo). Thức ăn cho cá lóc chủ yếu là động vật tươi sống như cá nhỏ, tép, động vật phù du, ếch nhái, ốc, …

Hiện nay, ngoài thị trường cũng có cung cấp những loại thức ăn công nghiệp cho cá lóc. Chúng được chế tạo từ cá kết hợp với cám, tấm, ngô và một số vitamin… Nếu không chủ động được nguồn thức ăn tươi sống hàng ngày, thì bà con có thể bổ sung thức ăn công nghiệp cho đàn cá.

Để kiểm soát lượng thức ăn, cũng như mức độ tiêu hao thì bà con nên cho cá ăn trong sàng. Giúp tránh dư thừa lượng thức ăn, cũng như làm ô nhiễm môi trường nước. Khi cho cá ăn từ từ, hết lại cho tiếp, tránh đổ cả xuống.

Nuôi cá lóc thương phẩm
Nuôi cá lóc thương phẩm

Xem thêm: công thức nuôi cá cảnh nước ngọt

Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc cá lóc

Việc theo dõi, quan sát cá hàng ngày rất quan trọng. Giúp đảm bảo đàn cá luôn khỏe mạnh, tránh bệnh tật. Cũng như có thể phát hiện những con bị bệnh mà cách ly ra khỏi ao, trị bệnh sớm cho những con còn lại.

Nhiệt độ trong ao cần duy trì ở mức 22 đến 32 độ C. độ pH trung tính từ 6.5 đến 8.0.

Để đàn cá lớn nhanh, cần thay nước định kỳ 2 lần mỗi tháng. Mỗi lần thay ⅓ lượng nước trong ao nuôi, thay từ từ trong vòng 5 ngày.

Sau khi nuôi được khoảng 4-6 tháng, bà con có thể thu tỉa những con cá lớn và bổ sung những con bé. Sau khoảng 7-8 tháng có thể thu hoạch toàn bộ ao nuôi. 

Mỗi lần thu cần ghi chép cụ thể số lượng con, cũng như trọng lượng thu được để đánh giá hiệu quả đầu tư.

Như vậy, higlum.com vừa cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá lóc sao cho hiệu quả. Cùng với đó là những kiến thức về chuẩn bị ao nuôi, chọn giống hay kỹ thuật cho cá ăn.

Hy vọng bà con sớm thành công với mô hình nuôi cá lóc.

Rate this post